Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Con người hay con vật

Khi tiếp xúc với cuộc sống đời thường, chúng ta rất dễ nhận thấy những hiện thực đau đáu trong lòng: "Con giết bố mẹ vì .... không xin được tiền"; "Con gái giết mẹ vì sợi dây chuyền vàng";.... Con người hay con vật? Không khó để nhận ra điều ấy:
Con người và con vật, mặc dù đều có chung cái tổ là "vật thể người". 

Đều là "vật thể người": đều là 'trai tài, gái sắc'

Khi còn bé, còn nằm trong vòng tay của Mẹ hay của Bà, chúng ta rất khó phân biệt; 


Con cháu là chỗ chút lòng thương yêu không bờ, không cõi của Ông bà, Cha mẹ


Nhưng khi lớn, khi đã qua 18+, cái "tuổi luật pháp điều chỉnh ấy", thì "Là con người": càng muốn gần gũi, yêu thương, giúp đỡ, bảo vệ cho Mẹ, Bà,... của nó hơn";

Là con thảo: Luôn biết mang niềm vui về nhà để kính biếu Ông bà, cha mẹ

còn "Là con Vật": càng xa lánh (không muốn ở gần), còn nếu phải ở gần thì hay moi móc, chê bai,... có thể "cắn, mổ",... Mẹ, Bà,... của nó. 

Là Vật: Thích ở xa, sợ phụng dưỡng,.... nói xấu, chê bai,... cắn mổ Ông bà, Bố mẹ. Như loài chó, gà trong nhà.

Xin các bạn (độc giả) đừng để người ta hiểu nhầm mình về vấn đề này nhé! 

Bố mẹ nói với con cái, tùy theo từng tình huống mà có thể là lời hứa hay lời dỗ dành:
+ Nếu con "còn bé" thì đó luôn không phải lời hứa, mà là lời nói dỗ dành để cho con nghe theo điều phải trái. 
+ Nếu con đã lớn, trưởng thành thì đó là lời hứa (thực tế thường không có những lời như thế).
Mọi người con, không nên biến lời dỗ dành của Bố mẹ, thành lời hứa (mặc rù mẹ nói rõ là hứa) với mình, để đòi hỏi một sự che chở thái quá không cần thiết.

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Ngày 16 tháng 8 thật đẹp.

Ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Thìn vô cùng đẹp đẽ và đáng nhớ.
Cả hai đại gia đình Thái và Nhung đều hướng đến một tương lai tươi đẹp.
Sau đây là một số hình ảnh do phóng viên Đình Tân không chuyên đã ghi lại được.
Lễ vật nhỏ, ý nghĩa lớn

Cháu Trường, trai chưa vợ được chọn để bưng lễ

Cả Hai gia đình vô cùng hân hoan vui vẻ

Trưởng đoàn nhà trai

Cô dâu và chú rể tương lai

Ông Phượng và ông Hùng - 2 trưởng đoàn

Các cụ nhà gái

Cô dâu mời nước quan viên 2 họ

Ngày vui ngắn chẳng tầy gang

Cụ Tuyến lên xe về "giờ kém" - theo phong tục quê hương

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Khởi đầu nan.

Vào đề ngắn gọn đủ ý

Ông trời đã xe duyên cho 2 cháu

Đầm ấm và chân thành

2 cụ ngoại

Ông Chanh hiệu trưởng

Ông trưởng họ

2 bà mẹ

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Nhận biết một con người tốt.

Chỉ có thể là một người bạn tốt, một công dân tốt,... khi là một đứa con tốt!

Trong cuộc sống còn trăm ngàn khó khăn như hiện nay, một người tìm được cho mình một người bạn tốt, một người tình trăm năm chung thủy, một người cấp dưới tốt quả là người thật may mắn, hạnh phúc. Là một người lãnh đạo, đánh giá đúng về cấp dưới, là nguồn gốc cho mọi thành công.

Vấn đề rất quan trọng ở đây: Đánh giá xem xét con người như thế nào cho đúng?
Ví dụ như: Xem xét phải toàn diện, khách quan?
Có cái nhìn lịch sử cụ thể?
Không nên chỉ thấy khuyết điểm, mà không thấy ưu điểm?
Theo tôi, đơn giản nhất là hãy xem nó đối xử với Bố Mẹ nó như thế nào?

Một con người mà không biết nghe những lời Bố Mẹ răn dạy, thì liệu nó có biết nghe lời người khác không? Một con người mà không biết nhớ công ơn Cha Mẹ thì liệu nó có biết nhớ ơn công lao người khác không? Một con người mà không thể thông cảm, tha thứ cho những cục mịch, yếu kém của Bố Mẹ nó, thì liệu nó có thể tha thứ cho những cục mịch, yếu kém của người khác không? Một người liệu có thể ra sức giúp đỡ bạn vượt qua mọi khó khăn khi nó chẳng quan tâm giúp đỡ gì cho Bố Mẹ nó?...

Quan hệ giữa Con cái với Bố Mẹ là quan hệ giữa con người với con người có tính tự nhiên và phổ biến nhất. Bản chất người trong con người sẽ bộc lộ tự nhiên và đầy đủ nhất trong mối quan hệ này. Nếu bạn muốn hiểu bản chất người trong con người mà bạn cần tìm hiểu, thì đơn giản nhất, mà không sợ sai, là nên xem quan hệ của nó với Bố Mẹ đã sinh ra nó? Còn nếu bạn không muốn người khác hiểu sai về bản chất của mình, thì tốt nhất và trước hết nên trở thành một người con thật tốt, một người con thật hiếu thảo.
Theo http://vn.myblog.yahoo.com/Yen-Lac

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Tổng hợp các thông tin


1/ Điều lệnh FM 6-0 về CH và KS: (11/8/2003)
- Trọng tâm của C2 là người CH, chỉ huy đánh giá tình hình, ra quyết định và hành động trực tiếp. Mục tiêu của C2 là hỗ trợ người chỉ huy hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; mục tiêu khác như dự kiến nhiệm vụ tiếp theo, sử dụng hiệu quả các tài nguyên. Hệ thống thông tin được số hóa sẽ làm tăng sự phức tạp của hệ thống C2 nhưng sẽ cung cấp cho chỉ huy với các thông tin liên quan (RI) kịp thời và chính xác hơn. Nhân viên được đào tạo là cần thiết cho một hệ thống C2 có hiệu quả. Công nghệ tối tân trong C2 cũng không thể được phát huy nếu không có họ. Quản lý thông tin việc cung cấp các thông tin liên quan đến đúng người vào đúng thời điểm trong một hình thức có thể sử dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho sự hiểu biết tình huống ra quyết định. Hệ thống thông tin các thiết bị cơ sở thu thập, xử lý, lưu trữ, hiển thị, và phổ biến thông tin. Chúng bao gồm máy tính, phần cứng và phần mềm thông tin liên lạc, cũng như các chính sách thủ tục cho việc sử dụng của họ (FM 3-0). Tôn trọng các thủ tục làm giảm thiểu sự nhầm lẫn, hiểu lầm sự lưỡng lự như chỉ huy thường xuyên thực hiện các quyết định nhanh chóng để đáp ứng yêu cầu hoạt động. Tâm trí con người có một năng lực phán đoán, trực giác và trí tưởng tượng cao hơn nhiều so với khả năng phân tích của máy tính mạnh nhất.
- Tư lệnh là chìa khóa cho CH-KS (C2); ở đây có sự kết hợp chặt chẽ giữa nghệ thuật của lệnh với khoa học về kiểm soát. Tạo ra môi trường tích cực (để khắc sâu và thúc đẩy sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau) cho thực hiện lệnh. “Sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau là nền tảng cho sáng kiến cấp dưới. Chỉ huy cần đào tạo cho cấp dưới có thể hoàn thành nhiệm vụ trong các tình huống không chắc chắn”. Nhờ nó mà thâm nhập vào được “sương mù” của chiến tranh, vượt qua các cản trở liên tục của nó để giành chiến thắng. Tư lệnh giới hạn việc cá nhân giám sát và can thiệp chặt chẽ vào hoạt động của cấp dưới.
- Các chuyên gia trong hệ thống C2, liên tục cập nhật tin tức, xử lý dữ liệu thành thông tin, cung cấp cho người chỉ huy liên tục hiểu và nắm chắc các tình huống. Người Tư lệnh sử dụng đội ngũ nhân viên và công nghệ của mình để nắm được tình hình nhanh chóng. Nhân viên giúp người chỉ huy dự đoán các kết quả hành động hiện tại và tương lai, chi tiết hóa các dự định.
- Có 4 nguồn “sương mù” mà chỉ huy và nhân viên cần vượt qua:
          + Tin tức không đầy đủ hoặc chất lượng kém.
          + Thông tin thiếu (chưa có), thông tin sai (hiểu nhầm).
          + Thông tin mâu thuẫn.
          + Quá nhiều thông tin.
- Đối phó:
+ Nâng cao chất lượng thu thập thông tin về hình ảnh các hoạt động chung (COP).
          + Sử dụng các giả định (để bù vào chỗ thông tin thiếu), khi thực hiện phải luôn lấy các sự kiện thay thế cho các giả định. Thừa nhận sự không chắc chắn để liên tục đặt ra các câu hỏi giả định và liên tục làm sáng tỏ nó với các bằng chứng mới.
          + Phân tích lý do (xét kỹ hoặc thu thập thêm).
          + Lọc hoặc chặn các thông tin không cần thiết. (không phải đã hay)
- Hệ thống thông tin hiện đại cho phép giảm sự không chắc chắn trong việc ra các quyết định.
- Sự hiểu biết tình huống tốt hơn kẻ thù tạo ra một lợi thế đáng kể, cho phép hành động nhanh hơn đối phương. (chu kỳ: quan sát, định hướng, quyết định, hành động).
- Vai trò quan trọng của yếu tố trực quan (hình ảnh, bản đồ, sơ đồ, trình chiếu, mô phỏng, mô tả, hợp luyện, diễn tập, sa bàn,...) trong chỉ huy và thực hiện (cụ thể, dễ hiểu).
- Tạo ra môi trường tích cực để thực hiện lệnh: Sự thành công trong thực hiện các mệnh lệnh, phụ thộc nhiều vào việc tạo ra không khí khuyến khích chỉ huy cấp đươi độc lập suy nghĩ và chủ động.
          + Chấp nhận cho cấp dưới “rủi ro và sai sót”. Yêu cầu cấp dưới đánh giá rủi ro, phân tích rủi ro khi điều kiện cho phép. Cho phép cấp dưới thực hiện các quyết định quá mạo hiểm, nhưng cũng hướng dẫn họ biết xác định các nguy cơ, từ đó xây dựng lòng tin vào các phương án và các sáng kiến của cấp dưới. Cấp trên sẵn sàng can thiệp khi cần thiết. Chỉ huy không được liên tục bảo lãnh những cho những thiếu sót của cấp dưới, không thể chấp nhận những sai lầm lặp lại, những lỗi do không có sáng kiến (chấp nhận lỗi để dưới chủ động, độc lập suy nghĩ, phát huy sáng kiến). Quá nặng về trừng phạt dưới có thể dẫn đến “bị tâm lý’.
          + Bồi dưỡng lòng tin và hiểu biết lẫn nhau. Tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau (hiểu ý) sẽ tạo ra tiến độ tốt hơn để thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện hoạt động phân cấp. Phương pháp: sử dụng hệ thống thông tin hiện đại, thực hiện trao đổi, chia sẻ, phổ biến, thảo luận thông tin, ý tưởng rộng rãi.
          + Giao tiếp với cấp dưới.
“Hơn 50% lệnh chiến đấu trong Quân đoàn 7 không dùng điện. Đó là bởi vì chúng tôi là một đội hợp luyện với nhau một cách nhanh chóng trong quá trình triển khai . Chúng tôi luyện tập bằng cách sử dụng ý định. Chỉ huy đã nói chuyện với nhau. Chúng tôi ở bên trong đầu của nhau”.
Trung Tướng Frederick Franks, CG (tư lệnh - Commanding General),
 Quân đoàn 7, Bão táp sa mạc
            Trong truyền lệnh, có thể dùng văn bản (quản lý rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ, tạo sự thống nhất thực hiện) hay truyền điện tử (dữ liệu, Fax); nhưng không thể thay thế và quan trọng hơn là truyền tin trực tiếp bằng miệng. Bởi vì ở đây con người sử dụng nhiều hơn lời nói để thể hiện mình.
          Một chỉ huy trưởng Israel từ cuộc chiến tranh sáu ngày năm 1967 cho biết:
“ở đây là không thay thế cho nhìn vào mắt của một cấp dưới và nghe giai điệu của giọng nói”.
GEN Yashayahu Gavish, Lực lượng Quốc phòng Israel, 1967
          + Xây dựng tinh thần đồng đội.
Theo lời của Carl von Clausewitz:
“Chiến tranh là vương quốc của sự không chắc chắn, ba phần tư trong những yếu tố mà hành động trong chiến tranh là được gói trong một màn sương mù của sự không chắc chắn lớn hơn hoặc nhỏ hơn”.
2/ Nga tổ chức lại Quân đội: VietnamDefence.
          Theo sắc lệnh của tổng thống Nga, từ ngày 1/12/2010, tất cả các Hạm đội, các quân khu của Nga được chuyển về 4 BTL chiến dịch – chiến lược (OSK – quân khu mới): Miền Tây, Miền Nam, Miền Trung, Miền Đông với các lữ đoàn (nhẹ, trung và nặng). Qua đó đã giảm “chu trình ban hành/thực hiện mệnh lệnh” từ 16 xuống còn 3 cấp, nhờ đó đã bảo đảm tính kịp thời của lệnh. Cùng với OSK là hệ thống chỉ huy tự động hóa cấp chiến thuật (ASU TZ) thay thế cho ASU hiện có. Hệ thống này cho phép chỉ huy một cách tập trung “các máy bay, trực thăng, từng khẩu pháo” và người lính cụ thể trên chiến trường đang được chuyển hóa thành người lính điện tử. Nhờ đó sức chiến đấu của các đơn vị chiến thuật tăng gấp 2-3 lần so với sử dụng hệ thống ASU hiện có. “Bước đi đầu tiên chính là việc thành lập hơn 100 lữ đoàn binh chủng hợp thành và chuyên môn hoá, có định mức sẵn sàng hành động khi có báo động là 1 giờ đồng hồ. Thời gian hành quân đến chiến trường tiềm năng là một ngày đêm, trước đó là 5 ngày đêm. Lữ đoàn bộ binh cơ giới của Nga được chia thành 3 loại: hạng nặng, hạng trung và hạng nhẹ. Trong đó, lữ đoàn bộ binh cơ giới hạng nặng được trang bị vũ khí chủ yếu là xe chiến đấu bộ binh bánh xích BMP - 1, BMP - 2 và BMP - 3; lữ đoàn bộ binh cơ giới hạng trung được trang bị vũ khí chủ yếu là xe bọc thép đa năng bánh xích MT - BLV; lữ đoàn bộ binh cơ giới hạng nhẹ được trang bị vũ khí chủ yếu là xe bộ binh bánh lốp BTR - 70, BTR - 80 và BTR - 90. Dự kiến, trong 10 năm tới, các Quân đội Nga sẽ nhận được hơn 400 tên lửa đạn đạo liên lục địa hiện đại đặt trên đất liền hoặc trên tàu, 8 tầu ngầm tuần dương chiến lược mang tên lửa, gần 20 tầu ngầm đa năng, hơn 50 tàu chiến mặt nước, gần 100 vệ tinh quân sự, hơn 600 máy bay hiện đại, bao gồm cả máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm, hơn 1.000 máy bay lên thẳng, 28 trung đoàn trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không S-400, 38 tiểu đoàn trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không Vityaz, 10 lữ đoàn trang bị các tổ hợp tên lửa Iskander-M, hơn 2.300 xe tăng hiện đại, gần 2.000 tổ hợp pháo binh và pháo tự hành, cũng như hơn 17.000 đầu xe ôtô quân sự. Dựa vào trang bị “nhìn” được xa hơn, bắn chính xác hơn, phản ứng nhanh hơn so với với các hệ thống tương tự của đối thủ tiềm tàng”. - http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Dien-mao-Quan-doi-Nga-10-nam-toi/20125/209537.datviet

3/ JP 3-13 về EW:
- Chiến tranh điện tử là 1 trong năm khả năng cốt lõi của hoạt động thông tin (IO) IO (EW, CNO, PSYOP, MILDEC, and OPSEC) = Chiến tranh điện tử; hoạt động mạng máy tính/tác chiến mạng (tấn công mạng CNA, phòng thủ mạng CND, khai thác hay trinh sát mạng CNE); hoạt động tâm lý/chiến tranh tâm lý; lừa dối quân sự/ngụy trang, nghi binh, tạo giả đánh lừa; hoạt động an ninh/kiểm soát, bảo vệ, tường lửa. Chiến tranh thông tin (IW) chủ yếu với Mỹ. Nó gần với khái niệm tiến công thông tin, chiến tranh tâm lý (Hoạt động truyền hình, truyền thanh theo đợt, gây nhiễu TH-T.thanh,..).
- Hoạt động quân sự ngày càng phụ thuộc vào quang phổ điện từ (EM). Các lực lượng hoạt động quân sự cần thiết phải được công nhận và có quyền truy cập không bị cản trở môi trường điện từ (EME).
- EW bao gồm EA, EP và ES; Phát hiện, công nhận ngay lập tức các mối đe dọa; được coi là một dạng của hỏa lực.
- EW tiến hành để bảo đảm và duy trì sự tự do hành động trong quang phổ điện từ. Tiến hành EW để đối phương mất lợi thế về EM.

4/ Tài liệu Nga: Bắt đầu với chiến tranh điện tử.
- Kết quả của hoạt động chiến đấu sẽ được quyết định bởi khả năng của chiến tranh điện tử (EW).
- Kinh nghiệm của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam (1970-1972) khi sử dụng EW đã giảm thiệt hại các máy bay từ 5-7 lần, với mức trung bình là 1,7% tức 1000 lần máy bay xuất kích, 17 lần phi vụ bị bắn rơi. Mất máy bay của Israel trong tháng 10 năm 1973 ít hơn 1%; Chi phí cho EW của máy bay thấp, chỉ khoảng 10-15% tổng chi phí của máy bay.

5/ Tài liệu “EW hỗ trợ các hoạt động quốc phòng”
- “Nếu có chiến tranh thế giới thứ 3, chiến thắng sẽ thuộc về bên có thể kiểm soát và quản lý quang phổ điện từ”. Đô đốc Thomas H. Moorer, USN Cựu Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân.

6/ Về tổ chức lữ đoàn của Mỹ: Có 3 loại, lữ đoàn hạng nặng gồm: lực lượng thiết giáp và bộ binh cơ giới hóa, chủ yếu được trang bị xe tăng chủ chiến “Abrams”, xe thiết giáp bộ binh “Bradley” và xe thiết giáp trinh sát, một bộ phận xe thiết giáp bánh xích M113, quân số biên chế theo kế hoạch là 3.700 - 3.800 người. Đối với lữ đoàn bộ binh hạng nhẹ, quân số biên chế là 3.300 - 3.400 người, gồm: bộ binh nhẹ, bộ binh đổ bộ đường không, bộ binh đột kích đường không, được trang bị bổ sung các thiết bị chuyên dụng; trong trang bị bổ sung các thiết bị chuyên dụng có trang bị các phương tiện dùng để thực hiện các nhiệm vụ đổ bộ và tiến hành các hoạt động tiến công đường không. Nhiệm vụ của lữ đoàn bộ binh hạng nhẹ chủ yếu là tiến hành các hoạt động chiến đấu trong khu dân cư cũng như ở khu vực mà các loại kỹ thuật chiến đấu hạng nặng khó sử dụng. Trọng lượng, kích thước của vũ khí, kỹ thuật quân sự có trong biên chế của các lữ đoàn hạng nhẹ có thể vận chuyển bằng tất cả các loại máy bay vận tải quân sự của Không quân Mỹ, vì thế các binh đoàn này có sự cơ động chiến dịch, chiến lược cao. Lữ đoàn bộ binh cơ giới “Stryker” trang bị chủ yếu có 10 kiểu loại xe: xe thiết giáp bánh lốp hệ “Stryker”, xe “Hummer” và xe tải chiến thuật hạng trung,…; quân số biên chế theo kế hoạch là 4.000 - 4.100 người.

7/ Điều lệnh FM 100-5: “Yếu tố quan trọng nhất của sức mạnh chiến đấu là lãnh đạo có thẩm quyền và tự tin. Lãnh đạo cung cấp mục đích, phương hướng và động lực trong chiến đấu”. Nhiệm vụ lãnh đạo có thẩm quyền là đơn giản và hấp dẫn. Cung cấp mục đích: giải thích cho binh sỹ biết lý do tại sao họ phải hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm. Ưu tiên giải thích tầm quan trọng của nhiệm vụ, để các binh sỹ nỗ lực tập trung sự chú ý vào xử lý có hiệu quả, thực hiện có kỷ luật (khi bạn vắng mặt) các nhiệm vụ chức năng được giao (tốt nhất là cho họ biết mục đích cuối cùng các hành động của họ, ý nghĩa các hành động họ làm). Hơn bao giờ hết, thành công trên chiến trường phụ thuộc vào người chiến sỹ xác định được mục tiêu, có sáng kiến để đạt mục tiêu. “Khi cấp dưới nắm chắc mục tiêu, hiểu rõ ý định của trên, có tính sáng tạo thì khi cấp trên vắng mặt, hay bị mất liên lạc, vẫn có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ”. Chỉ huy cần biết giải thích cho dưới các điều khoản một các rõ ràng, súc tích và đầy đủ. “Truyền thông sẽ hiệu quả nếu binh sỹ lắng nghe và hiểu ý định của cấp trên”. Cung cấp phương hướng: thiết lập các ưu tiên trong thực thi, tạo tin tưởng trong thực hiện nhiệm vụ. Lãnh đạo cần: Biết và duy trì (thực thi) các tiêu chuẩn (cho tất cả các hoạt động quân sự, làm theo điều lệnh, tránh các xung đột); Xác định các mục tiêu; Lập kế hoạch thực hiện; Ra quyết định và giải quyết vấn đề (điều kiện thông tin thiếu, cần có các giả định, thời gian gấp, phương án dự phòng, chọn phương án tối ưu); Giám sát và đánh giá (liên tục hướng dẫn và kiểm tra để bảo đảm thực hiện đúng các nhiệm vụ); Giảng dạy, huấn luyện, tư vấn; Đào tạo. Cung cấp động lực: (Động lực là nguyên nhân của hành động) Xây dựng ý chí, quyết tâm để làm mọi thứ có khả năng, phát huy sáng kiến của binh sỹ khi họ thấy đó là một sự cần thiết cho hành động. Quan tâm đào tạo, xây dựng sự gắn kết, khen thưởng thành công, trừng phạt khuyết điểm, trao quyền trách nhiệm cho họ để họ xử lý. Nhà lãnh đạo phải biết (5): Biết các tiêu chuẩn, tự biết mình, biết bản chất con người. SLA Marshall nói rằng “Điểm khởi đầu cho sự hiểu biết chiến tranh là sự hiểu biết về bản chất con người”. Mọi người đều có thể có các hành vi tốt, xấu; Cái xấu có thể tăng trong điều kiện khó khăn, mệt mỏi, sợ hãi, đồng đội thương vong, có kẻ cám dỗ,...; Nhiệm vụ của nhà lãnh đạo là phát huy cái tốt, ngăn cản cái xấu. Qua thưởng phạt, qua tự kỷ luật. Biết việc của mình, Biết đơn vị của mình (Đơn vị kỷ luật và có sự gắn kết). Căng thẳng trong chiến đấu đòi hỏi một sự chú ý đặc biệt. Stress (căng thẳng) là phản ứng của cơ thể trước các nhu cầu vật lý (lạnh, chấn thương, bệnh ) hoặc tinh thần (sợ hãi, xung đột, áp lực). Thậm chí xảy ra khi họ không đạt được mục đích. http://www.enlisted.info/field-manuals/fm-22-100-military-leadership.shtml. FM 22-100.